企业要经营并参与经济市场,首先要申请商业登记证。在越南办理商业登记手续需要什么?让我们通过以下必要的信息和 Dac Hung 一起来了解一下吧。

商业登记证的概念

商业登记证是代表国家机构对企业商业活动的证明的纸质或电子文件。这是商业中的基本文件,通常称为商业登记证或商业登记证。

通过商业登记证,企业信息将被记录和认证,帮助当局管理和控制企业。这被视为企业的“出生证明”,并确认企业自签发之日起具有合法地位。

为什么需要商业登记?

Giấy đăng ký kinh doanh thể hiện quyền được thực hiện các hoạt động nhằm nhận lại lợi nhuận của các doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải đăng ký kinh doanh để nhà nước quản các công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Đây là nghĩa vụ bắt buộc và là quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp đối với nhà nước.

Doanh nghiệp đã đăng ký và đủ điều kiện được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh thì hình thức kinh doanh đó của doanh nghiệp mới được xem là hợp pháp.

Song song cùng với nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước từ doanh thu thì doanh nghiệp cũng sẽ nhận lại những quyền và lợi ích hợp pháp từ nhà nước

Nếu như doanh nghiệp không có giấy kinh doanh mà vẫn hoạt động thì sẽ tồn tại một hậu quả lớn. Số tiền phải nộp và các chế tài khác được áp dụng khi doanh nghiệp vi phạm sẽ khiến doanh nghiệp mất một khoản tiền phạt lớn và gây ra sự ảnh hưởng không nhỏ hệ thống của doanh nghiệp.

Những lợi ích của doanh nghiệp khi sở hữu giấy phép kinh doanh

  1. Quyền được công nhận hợp pháp của nhà nước

Doanh nghiệp với giấy đăng ký kinh doanh được công nhận bởi nhà nước sẽ nhận được sự bảo đảm các quyền liên quan như tên gọi, thương hiệu, sản phẩm,… các vấn đề khi có xảy ra tranh chấp. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh diễn ra sẽ được công khai minh bạch một cách hợp pháp hóa.

Một doanh nghiệp rõ ràng, trong sạch chính là yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp hòa nhập và phát triển trong thị trường, dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh hợp pháp.

  1. Tạo được niềm tin từ khách hàng

Kinh doanh bền vững chính là tạo được niềm tin cho khách hàng, việc trở thành một doanh nghiệp hợp pháp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp và theo sau đó là sản phẩm doanh nghiệp tạo ra.

Việc được nhà nước xác nhận hợp pháp cho thấy sự đảm bảo với khách hàng rằng doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với khách hàng của mình khi thực hiện hoạt động kinh doanh.

Nếu như có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin, có thể giúp khách hàng của bạn cảm thấy thoải mái khi đưa ra quyết định có nên chi tiền cho công ty của bạn hay không.

  1. Quyền và lợi ích khi nộp thuế

Việc đăng ký kinh doanh được công khai hợp pháp và có thông tin cụ thể trên các trang mạng chỉ với một bước tìm kiếm tên doanh nghiệp.

Thông qua sự xuất hiện của mã số, doanh nghiệp cho thấy tính hợp pháp của pháp nhân kinh doanh và có nộp thuế. Điều này không chỉ thể hiện sự tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý về sổ sách và kế toán, mà còn giúp hồ sơ doanh nghiệp bước đầu tạo được dấu ấn tốt đối với các đối tác, nhân viên tiềm năng và khách hàng…

  1. Xây dựng sự uy tín với nhà đầu tư:

Với thị trường ngày càng khốc liệt trong bất kì ngành nghề nào, muốn phát triển hơn nữa thì doanh nghiệp cần đến sự giúp đỡ, đầu tư từ các đối tác góp sức… Hoặc nhanh nhất là vay vốn ngân hàng thì điều thiết yếu nhất đó chính là doanh nghiệp phải chứng minh được mình là một doanh nghiệp thực thụ.

Giấy đăng ký kinh doanh chính là điều kiện cần đầu tiên của doanh nghiệp để các nhà đầu tư tin tưởng và bắt đầu xem xét các khía cạnh khác để hợp tác với doanh nghiệp. Mọi việc đầu tư sau đó chỉ được thực hiện khi và chỉ khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận kinh doanh.

  1. Thực hiện mở Tài khoản Ngân hàng Doanh nghiệp:

Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay. Để mở tài khoản doanh nghiệp giấy tờ thiết yếu đầu tiên cũng chính là Giaays đăng kí kinh doanh. Bởi vì giấy chứng nhận sẽ thể hiện doanh nghiệp đã đăng ký hợp lệ và được công nhận với nhà nước.

Tài khoản ngân hàng đứng tên của doanh nghiệp không những cần thiết mà còn là một tài sản vô cùng quan trọng đối với đa số các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nhờ vào đó mà người chủ doanh nghiệp có thể phân tách được các chi tiêu của cá nhân và thu chi của doanh nghiệp, nhằm đưa đến những kết quả thống kê chính xác trong kinh doanh.

Thông qua hình thức này, việc cung cấp và thanh toán cho mọi giao dịch liên quan đến khách hàng và đối tác dưới tên doanh nghiệp cũng sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp và đầy đủ thông tin hơn.

Xác định loại hình đăng ký giấy phép kinh doanh

Để bắt đầu kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải lựa chọn loại hình kinh doanh để đăng ký với cơ quan nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, người khởi nghiệp cần lựa chọn 1 trong các loại hình kinh doanh sau để đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh:

  1. Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

Đây là hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ, hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tiến hành thành lập. Việc đăng kí kinh doanh đối với nhà nước đồng thời cũng thể hiện sự chịu trách nhiệm trong kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.

Với trường hợp hộ kinh doanh với sự góp vốn và điều hành của nhiều thành viên trong hộ gia đình thì chọn đại diện ủy quyền cho cả hộ kinh doanh đó. Cũng theo đó, một cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp được các thành viên ủy quyền sẽ nhận vai trò là chủ hộ kinh doanh.

  1. Đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực 01/01/2021, đối với hình thức kinh doanh thành lập doanh nghiệp, người khởi nghiệp có thể tiến hành đăng ký kinh doanh theo một trong các loại hình doanh nghiệp sau:

2.1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và cũng giống như hộ gia đình, người làm chủ sẽ tự chịu trách nhiệm cho quá trình kinh doanh của mình bằng toàn bộ tài sản cá nhân.

Doanh nghiệp tư nhân xét về pháp luật thì không có tư cách pháp nhân. Theo Pháp luật Người đại diện cho doanh nghiệp cũng chính là Chủ doanh nghiệp tư nhân

Vì thế, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong kinh doanh và có quyền sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế, sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật.

Để hoạt động hiệu quả trong kinh doanh, Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn việc trực tiếp quản lý hoặc giao cho nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu trong quá trình hoạt động, có xảy ra sơ xuất hay bất kỳ vấn đề gì thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm, bao gồm cả trường hợp thuê nhân viên để điều hành, quản lý.

2.2. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập bởi một cá nhân howacj cũng có thể là một tổ chức. Chủ sở hữu của công ty sẽ là người nắm vai trò chịu trách nghiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty, khoản tài chính này sẽ nằm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.

Khi thành lập công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Về ưu điểm, vì công ty một thành viên có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm khi có vấn đề tài chính xảy ra dựa vào phạm vi số vốn cá nhân góp vào nên ít gây rủi ro. Người chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề xung quanh, có ảnh hưởng đến công ty.

Tuy nhiên, công ty TNHH một thành viên cũng có những nhược điểm. Công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phải chịu sự chi phối mật thiết từ pháp luật nhà nước hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Vì lý do không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu và chỉ có một thành viên sở hữu nên bị hạn chế trong việc huy động nguồn vốn.

2.3. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thành lập bởi các cá nhân và tổ chức với số lượng thành viên theo quy định là không được vượt quá 50 người. Dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp, tất cả thành viên phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty và các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản liên quan đến doanh nghiệp, trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Việc lựa chọn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có nhiều ưu điểm nổi bật. Giống như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có tư cách pháp nhân nên các thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp. Vì thế ít gây rủi ro cho người góp vốn.

Thành viên của công ty TNHH hai thành viên không nhiều và có sự quen biết nhau nên dễ dàng trao đổi, làm việc có sự tin cậy, đem lại kết quả cao. Quy trình chuyển nhượng vốn đầu tư được điều chỉnh theo dõi nghiêm ngặt nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì vẫn còn những nhược điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Thời gian góp vốn của công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.4. Thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là các doanh nghiệp có sự xác định về vốn và vai trò cổ đông như sau:

  • Công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau để các thành viên cổ đông sở hữu, gọi là cổ phần;
  • Cổ đông chịu trách nhiệm về tiền nợ, các nghĩa vụ tài sản liên quan khác của công ty nằm trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần sang một chủ sở hữu khác, trừ trường hợp cổ đông nắm cổ phần ưu đãi mang tính biểu quyết;
  • Cổ đông có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu của một công ty là ba và không có hạn chế số lượng thành viên tối đa.

Theo quy định của Luật Kinh tế, từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mọi Công ty cổ phần được có tư cách pháp nhân. Vì vậy, Công ty cổ phần có quyền được phát hành chứng khoán và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hồ sơ và Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh

Để làm thủ tục đăng ký kinh doanh cần chuẩn những giấy tờ như thế nào và đến cơ quan nào đăng ký thì mới đúng? Đắc Hưng sẽ chia sẻ những lưu ý cụ thể về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh

Đối với giấy phép kinh doanh hộ cá thể cần chuẩn bị:

  1. Đơn đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể (theo mẫu);
  2. Đơn xin đăng ký để cấp phép kinh doanh (theo mẫu);
  3. Giấy chứng nhận, chứng chỉ chứng minh hộ cá thể đủ điều kiện được phép kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện (theo mẫu);
  4. Bản sao công chứng hợp pháp của Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà hoặc địa điểm để kinh doanh;
  5. Bản sao công chứng hợp pháp CMND/CCCD của chủ sở hữu hộ kinh doanh;
  6. Biên bản cuộc họp có sự tham gia của các cá nhân để quyết định thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh được thành lập bởi 1 nhóm);
  7. Bản sao biên bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có công chứng hợp pháp (trường hợp địa điểm kinh doanh được thuê)

Đối với giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Doanh nghiệp là tư nhân cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hợp pháp;
  2. Bản sao công chứng các giấy tờ xác định danh tính của chủ sở hữu như CMND/CCCD còn hiệu lực. Nếu là người nước ngoài bổ sung thêm hộ chiếu hoặc loại giấy tờ tương đương có giá trị pháp lý thay thế được.
  3. Giấy ủy quyền hợp pháp cho người đại diện công ty từ chủ sở hữu (trường hợp công ty thuộc sở hữu của tổ chức);
  4. Tờ khai các thông tin cơ bản của người nộp hồ sơ;
  5. Giấy ủy quyền hợp pháp cho người đại diện nếu chủ sở hữu không phải là người nộp hồ sơ;
  6. Kèm theo Mục lục hồ sơ ghi đúng theo thứ tự giấy tờ và Bìa hồ sơ bằng giấy mỏng hoặc nilon đựng giấy tờ (không kèm chữ sử dụng cho mục đích khác).
  • Đối với doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do một cá nhân làm chủ cần bổ sung thêm Điều lệ của công ty.
  • Đối với doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên do một nhóm cá thể làm chủ cần chuẩn bị giống như công ty TNHH một thành viên do một cá thể làm chủ và kèm thêm Quyết định thành lập doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp được thành lập có vốn đầu tư nước ngoài thì bổ sung thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Trường hợp doanh nghiệp là Công ty TNHH hai thành viên cần chuẩn bị giống như công ty TNHH một thành viên do một nhóm cá thể làm chủ . Nhưng không cần Bản sao công chứng các giấy tờ xác định danh tính của chủ sở hữu và thay vào đó là Danh sách các thành viên sáng lập ra công ty.
  • Trường hợp doanh nghiệp là Công ty cổ phần, bộ hồ sơ giống như công ty TNHH một thành viên do một nhóm cá thể làm chủ. Nhưng không cần Bản sao công chứng các giấy tờ xác định danh tính của chủ sở hữu, mà thay vào đó là Danh sách các cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư của công ty.
  • Trường hợp doanh nghiệp là Công ty liên danh cần chuẩn bị giống như công ty TNHH một thành viên do một nhóm cá thể làm chủ. Nhưng không cần Bản sao công chứng các giấy tờ xác định danh tính của chủ sở hữu mà thêm vào đó là Danh sách các thành viên góp phần sáng lập ra công ty.

Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh

Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền xác nhận giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp, người đại diện ủy quyền cần chuẩn bị và nộp đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Doanh nghiệp cần nhận lại giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh để làm cơ sở khi nhận giấy đăng ký kinh doanh sau này.

Nếu như hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cần phải trao đổi với Doanh nghiệp những thông tin và nội dung cần sửa đổi, bổ sung về giấy tờ. Doanh nghiệp có thời hạn 10 ngày để bổ sung cho Phòng đăng ký kinh doanh;

Đối với hồ sơ được thông qua thì trong thời gian 10 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp.

– Các bước thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ

Bước 3: Nộp lệ phí

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Bước 5: Công khai danh sách trên trang điện tử Bộ Tài chính

Hướng dẫn cách tra cứu & nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online

Trước khi thực hiện các bước chính để đăng ký kinh doanh online, các doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

  1. Đăng ký tài khoản truy cập tại Cổng TT ĐKDNQG
  • Tạo tài khoản mới: Kê khai thông tin, xác thực qua email, đăng nhập
  1. Đăng ký sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
  • Đăng ký tài khoản ĐKKD: Kê khai thông tin cá nhân, Tải bản scan giấy tờ chứng thực cá nhân.
  • Đăng ký sử dụng chữ ký số công cộng
  1. Sử dụng thẻ ngân hàng (nội địa) có đăng ký Internet – banking

Hướng dẫn các bước chi tiết cách nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến.

Truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

  1. Tạo hồ sơ và nhập thông tin doanh nghiệp
  • Chọn phương thức nộp hồ sơ
  • Chọn loại đăng ký trực tuyến
  • Chọn loại hình doanh nghiệp
  • Chọn loại giấy tờ thông qua mạng điện tử
  • Xác nhận thông tin đăng ký
  • Tiến hành nhập thông tin các thông tin cần thiết của doanh nghiệp.
  1. Scan và tải tài liệu đính kèm
  2. Ký/ Xác thực hồ sơ
  3. Thanh toán điện tử
  • Thanh toán và nhận phiếu xác nhận thanh toán điện tử qua email
  • Nhận giấy biên nhận điện tử
  1. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có)

Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh nhanh nhất

Bước 1: Truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Bước 2: Trong mục tìm kiếm, nhập thông tin cần thiết của doanh nghiệp như điền mã số doanh nghiệp (mã số thuế), tên doanh nghiệp được đăng ký trên giấy đăng ký kinh doanh rồi nhấn vào “tìm kiếm”.

Bước 3: Kết quả tìm kiếm sẽ có tất cả các thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, Tên viết tắt, Mã số, Ngày tháng thành lập, Tình trạng hoạt động, Loại hình pháp lý, Địa chỉ trụ sở chính, Tên người đại diện theo pháp luật, Ngành, nghề kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh có thời hạn bao lâu? Giấy phép kinh doanh hết thời hạn xử lý thế nào?

Doanh nghiệp sở hữu giấy chứng nhận kinh doanh sẽ có giá trị thời hạn hoạt động tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Đối với ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì thời hạn của giấy phép kinh doanh là vô hạn.

Đối với ngành nghề yêu cầu điều kiện, giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn cụ thể được quy định theo pháp luật và được đề cập trong giấy phép kinh doanh.

Với một số trường hợp công ty có thời hạn hoạt động được quy định trong điều lệ công ty thì cần thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép kinh doanh trước khi hết hạn.

Lưu ý: Theo như quy định của pháp luật, trước 30 ngày hết hạn giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các thủ tục để xin lại giấy phép kinh doanh mới.

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh trọn gói năm 2024

Tùy vào loại hình thành lập công ty mà chi phí đăng ký kinh doanh khác nhau. Đắc Hưng đưa ra 1 ví dụ về chi phí đăng kính kinh doanh của 1 công ty TNHH 2 thành viên trở lên

với các khoản phí sau:

  1. Chi phí đóng cho nhà nước: 750.000 đồng
  2. Phí ủy quyền nộp hồ sơ, nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT: 200.000 đồng
  3. Lệ phí khắc và công bố mẫu dấu: 450.000 đồng
  4. Lệ phí công bố thành lập công ty TNHH 2 thành viên tại Cổng thông tin quốc gia: 100.000 đồng

Dịch vụ đăng ký kinh doanh nhanh chóng, giá rẻ tại TPHCM

Hiện nay dịch vụ đăng ký kinh doanh ở TP.HCM trở nên rất phổ biến vì có rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, dấn thân vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố. Dịch vụ đăng ký kinh doanh cũng đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Đắc Hưng là công ty hoàn toàn có thể hỗ trợ hoàn hảo cho các doanh nghiệp với gói dịch vụ đăng ký doanh nghiệp uy tín với chi phí hợp lý. Chúng tôi sẽ làm việc tận tâm và trợ giúp doanh nghiệp hết mình qua những công việc sau:

  1. Tư vấn xin cấp mã ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh miễn phí;
  2. Tư vấn các chi phí thuế cần phải nộp khi mới thành lập miễn phí
  3. Biên soạn các giấy tờ, hồ sơ đăng ký đúng với yêu cầu của Sở KH&ĐT và trình ký tận nhà;
  4. Đại diện cho doanh nghiệp làm thủ tục tại Sở KH&ĐT;
  5. Chuyển giao giấy phép kinh doanh tận nơi;
  6. Đại diện cho các doanh nghiệp làm thủ tục khắc dấu tròn;
  7. Biên soạn hồ sơ thông báo mẫu dấu;
  8. Chuyển giao con dấu tận nơi

Các doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ thiết yếu về doanh nghiệp còn tất cả mọi việc sau đó Đắc Hưng sẽ tiến hành giải quyết và thông báo kết quả cho doanh nghiệp